Trần nhà bê tông là gì? Vì sao cần phải chống thấm trần nhà?
Trước khi xem qua những nguyên nhân và phương pháp chống thấm thì chúng ta hãy tìm hiểu về trần nhà bê tông và lý do cần phải chống thấm trần nhà bê tông là gì.
Chống thấm trần nhà chuyên nghiệp – Dịch Vụ Chống Thấm Thắng Lợi
Trần nhà bê tông là gì?
Trần nhà bê tông là bề mặt nằm dưới cấu trúc mái hay mặt sàn của tầng trên. Đó có thể được coi như là bề mặt nội thất của ngôi nhà được giới hạn bên trên một căn phòng nào đó. Loại trần bê tông thường là hỗn hợp của vữa, xi măng, đá, sỏi, sắt, thép. Sở dĩ kết hợp như vậy để trần có thể chịu được trọng lực tác động vào ngôi nhà.
Trần nhà bê tông ngày nay thường được sử dụng rất phổ biến. Hầu như đa số các công trình kiến trúc ở Việt Nam đều sử dụng loại trần này. Tại sao lại như vậy? Bởi vì loại trần này có những ưu điểm vượt trội như kết cấu vững chắc, chi phí hoàn thiện không quá cao và có vẻ đẹp khá mộc mạc.
Nếu bạn cảm thấy nhàm chán với trần bê tông thông thường thì có thể kết hợp sơn giả đá để gia tăng tính nổi bật cho trần nhà. Như vậy ngôi nhà vừa chắc chắn mà tính thẩm mỹ cũng cực kỳ cao.
Vì sao cần phải chống thấm trần nhà
Lý do cần chống thấm trần nhà bê tông
Tại sao cần phải chống thấm dột trần nhà bê tông? Việc này được thực hiện cho mục đích lâu dài. Chống thấm trần nhà bê tông giúp gia tăng tuổi thọ của trần.
Trần nhà là nơi thường xuyên phải tiếp xúc và chịu những tác động từ nước mưa và độ ẩm. Đặc biệt là những phòng ở tầng thượng, khi sân thượng bị đọng nước sẽ gây thấm dột xuống trần nhà rồi rò rỉ nước vào trong nhà. Lâu ngày, hiện tượng này sẽ gây ẩm mốc, hình thành các vết nứt, vết loang trông rất mất thẩm mỹ. Hơn nữa nếu để nhà bị ẩm mốc sẽ dễ sinh vi khuẩn, nấm mốc gây hại sức khỏe. Vì vậy việc chống thấm là cần thiết cho ngôi nhà vừa mang tính thẩm mỹ cao vừa đảm bảo được sức khỏe của gia đình bạn.
Tác hại khi trần nhà không được chống thấm đúng cách
Chắc chẳng ai muốn cứ mỗi khi trời mưa lại phải lo lắng có những vết thấm, dột vào trong nhà. Lâu ngày trên trần tường nhà còn hình thành các vết loang lổ, mọc rêu nấm mốc trông rất mất thẩm mỹ. Đó là lý do tại sao khi xây nhà chúng ta nên có các biện pháp thi công chống thấm dột trần nhà ngay từ đầu sau khi hoàn thiện phần bê tông. Nếu không làm chống thấm nhà càng nhanh và xử lý kịp thời có thể gây ra rất nhiều các tác hại. Cụ thể như sau:
- Nhà bị dột, ướt. Vào những ngày mưa nhỏ thì có lẽ không ảnh hưởng nhiều lắm. Những nếu vào những ngày mưa lớn sẽ ướt tường, ẩm mốc, và thậm chí là ướt dột vào nhà. Không cẩn thận có thể bị trượt chân, ngã,…
- Ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của công trình: Nếu trên tường có những vết loang lổ, rạn nứt trần do nước mưa thấm lâu ngày thì trông không được đẹp mắt. Nếu là căn phòng để cho đi thuê thì sẽ bị mất giá.
- An toàn của người sinh sống: Trần nhà bị hư hại như vậy lâu dần có thể gây rơi vỡ, không an toàn với người ở bên trong ngôi nhà
- Tuổi thọ của công trình. Công trình bị thấm dột lâu sẽ bị ảnh hưởng tới sức chịu đựng của nó và sẽ xuống dốc rất nhanh.
- Sức khỏe của người sinh sống. Sống trong điều kiện nấm mốc ẩm ướt dễ gây vị khuẩn và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hậu quả trần nhà không chống thấm đúng cách
Nếu trần nhà nơi bạn sinh sống đang gặp những vấn đề về thấm dột hãy liên hệ xử lý ngay càng sớm càng tốt. Tránh những trường hợp để thấm dột lâu ngày lúc đó mới tìm giải pháp cũng chưa chắc giải quyết được.
Nguyên nhân gây ra thấm trần nhà
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thấm dột trần nhà. Cụ thể có các nguyên nhân như sau:
1. Chống thấm dột trần nhà ngay từ ban đầu đã không đúng kỹ thuật
Khi thi công một công trình thì việc chống thấm dột trần nhà đúng quy định, đúng kỹ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới việc trần nhà bê tông sau này có bị thấm nước, bị dột hay không. Các lỗi thường gặp đó là khi thi công các mép sát nhau không làm cẩn thận, quét nước chống thấm chuyên dụng không làm đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
2. Vật liệu dùng trong thi công kém chất lượng
Điều này xảy ra rất phổ biến. Có thể là do tiết kiệm chi phí mà chủ nhà quyết định sử dụng những chất liệu bê tông và thép dùng đan sàn bê tông không đáp ứng tiêu chuẩn nên sau một thời gian sử dụng thì xảy ra tình trạng trần dễ bị rạn nứt. Nguyên nhân khác của việc sử dụng vật liệu chống thấm, xây dựng kém chất lượng là do chủ nhà chưa hiểu rõ và thuê thầu công trình sử dụng vật liệu kém chất lượng để gian tiền.
Theo các vết nước bị thấm đó, nước mưa thấm vào trong nhà ngày càng nhiều gây rêu mốc rất mất thẩm mỹ.
3. Thấm từ sàn nhà phía trên lây lan xuống dưới
Việc chống thấm dột trần nhà không tốt đối với những ngôi nhà cao tầng, trường hợp này xảy ra thường xuyên hơn. Khi nơi thấm nước có thể là nhà tắm, nhà vệ sinh,… ở tầng trên bắt đầu lây lan xuống những trần nhà bên dưới và gây ra hiện tượng thấm trần. Để khắc phục tình trạng trên mời bạn tham khảo bài viết >>>> Chống thấm nhà vệ sinh.
Ngoài ra thấm từ sân thượng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến trần nhà phía bên dưới.
4. Do sàn mái bị rạn nứt
Khi sàn mái làm bằng bê tông bị chịu tác động thường xuyên của thời tiết trong một thời gian dài cộng thêm sự thay đổi thường xuyên của nhiệt độ sẽ gây ra những vết nứt nghiêm trọng.
5. Thấm nước do lỗi hỏng từ đường cấp thoát nước
Có thể đường ống nước nối giữa các tầng trong tòa nhà bị rò rỉ nước gây ra hiện tượng thấm nước trần nhà. Nếu gặp trường hợp này bạn có thể liên hệ thợ kiểm tra ống nước để có biện pháp chống thấm dột trần nhà tốt nhất.
Khi biết được nguyên nhân thấm dột trần nhà vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những hướng dẫn chống thấm trần nhà hiệu quả nhất ngay sau đây.
7 phương pháp chống thấm trần nhà hiệu quả nhất
Khi gặp hiện tượng thấm trần nhà cần có những biện pháp giải quyết khắc phục hiệu quả ngay lập tức. Tránh để hiện tượng này xảy ra lâu ngày gây ra những ảnh hưởng xấu hơn và khó khắc phục hơn. Sau đây là các phương pháp chống thấm trần nhà cũng như cách chống thấm trần nhà bị nứt hiệu quả nhất hiện nay.
Chống thấm trần nhà bằng sika
Sika là một loại vật liệu chống thấm do công ty trực thuộc Sika AG của Thụy Sĩ sản xuất. Hợp chất này thường được dùng để chống thấm sàn, mái cũng như là một trong những nguyên liệu làm nên hỗn hợp xây dựng dân dụng cũng như công nghiệp. Sử dụng Sika được xem là một trong những cách chống thấm trần nhà tốt nhất hiện nay.
Ưu điểm của việc sử dụng Sika:
- Tiết kiệm chi phí: Các sản phẩm của Sika được bán trên thị trường rộng rãi phổ biến với mức giá cực kỳ bình dân và phù hợp với nhiều người.
- Đơn giản và hiệu quả: Sử dụng vật liệu Sika là một trong những phương pháp chống thấm dột trần nhà đơn giản và hiệu quả nhất.
- An toàn, không độc hại cho người dùng: Các sản phẩm của Sika đều được trải qua quá trình nghiên cứu và sản xuất một cách nghiêm ngặt qua nhiều lần thử nghiệm. Vậy nên khi sử dụng những sản phẩm Sika hoàn toàn có thể yên tâm vì chúng rất thân thiện với môi trường, cũng không hề gây hại tới sức khỏe hay cơ thể của con người. Các hợp chất Sika cũng có thể sử dụng cả trong bể chứa nước nếu gặp tình trạng rò rỉ.
- Hiệu quả sử dụng bền lâu: Sika có khả năng kết dính hoàn hảo nên sẽ tạo ra được lớp nền rất bền vững. Khi sử dụng Sika còn giúp cho các hiện tượng ố vàng, mốc đen xấu xí chấm dứt nhanh chóng, giúp cho công trình phục hồi và đẹp hơn rất nhiều. Những sản phẩm của Sika được đánh giá là rất bền nên giúp cho tuổi thọ công trình cực kỳ cao.
Hướng dẫn cách xử lý chống thấm trần nhà bằng Sika:
- Bước 1: Dụng cụ băm, đục, sơn bả,…đồng thời dọn vệ sinh mái trần thật sạch sẽ.
- Bước 2: Gia cố chống thống các vị trí lỗ rỗng của gạch, học bọng và đường nứt,…
- Bước 3: Đổ Sika vào những chỗ có vết nứt, rãnh trên trần nhà
- Bước 4: Tiếp tục phủ thêm một lớp sika chống thấm lên trần nhà. Sau đó quét thêm 2 đến 3 lớp chống thấm nữa rồi đợi từ 3 đến 5 phút cho đến khi hóa chất khô
- Bước 5: Bây giờ hãy thử bơm một lượng nước lên trần nhà để kiểm tra hiệu quả. Nếu trần nhà không thấm nữa thì tức là bạn đã thành công chống thấm bằng Sika.
Lưu ý: Nếu vết nứt quá rộng thì nên đục lại vị trí đó. Nếu như quá khó xử lý thì hãy sử dụng miếng dán sika chống thấm bằng nhiệt khò nóng để lấp vết nứt hiệu quả nhất.
- Trường hợp trần nhà không bị nứt: Bạn chỉ cần thi công sơn chống thấm lên bề mặt trần nhà cần chống thấm
Chống thấm trần nhà bằng Kova
Kova CT14 là chất chống thấm co giãn cho tường bê tông xi măng, các vật liệu xây dựng. Độ bền của Kova CT14 là từ 5 đến 10 năm còn tùy vào độ nứt, nguyên nhân nứt cũng như chất lượng của công trình.
Ưu điểm của việc dùng Kova:
- Có khả năng chống thấm tuyệt vời và vô cùng bền với các nguyên vật liệu
- Thích nghi được với nhiệt độ lạnh như ở miền Bắc nên đây là loại chống thấm lý tưởng cho những công trình khó tính, kết cấu phức tạp
- Khô nhanh, có màng phủ co giãn tốt, dễ thi công.
- Màu sắc thích hợp dùng trang trí, không bị lão hóa theo thời gian và ánh sáng.
- Không bị phân hủy do mưa axit hay mưa nước mặn
Cách chống thấm trần nhà hiệu quả bằng Kova:
Bước 1: Làm sạch bề mặt thi công, loại bỏ lớp bụi bẩn để khô ít nhất 12h
Bước 2: Tiến hành thi công
- Trộn hỗn hợp xi măng với nước theo tỷ lệ 1kg xi măng và 0,5l nước
- Trộn hỗn hợp trên với 1kg CT – 11A Plus và khuấy thật kỹ.
- Cuối cùng phủ 2 đến 3 lớp CT – 11A Plus, mỗi lớp cách nhau 6 đến 8 tiếng
Lưu ý: Nếu Kova mua về chưa sử dụng hoặc còn tồn dư thì hãy bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và phải đậy kín. Sản phẩm có thể lưu khô được trong 1 năm ở điều kiện khô ráo.
Chống thấm trần nhà bằng phụ gia chống thấm 2 thành phần và bê tông
Đây là một hợp chất phụ gia dạng lỏng. Nó sẽ được dùng để trộn vữa xi-măng, bê-tông
Ưu điểm:
- Giúp hồ vữa tăng tính linh động và biến dẻo
- Giúp giảm sự rạn nứt trên bề mặt trần, đồng thời làm tăng mác và ngăn chặn sự thấm dột của vật liệu.
Cách sử dụng phụ gia để chống thấm trần nhà:
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ trần nhà. Có thể dùng các công cụ vệ sinh chuyên dụng để đảm bảo trần nhà phẳng, sạch nhất
- Bước 2: Đo kích thước và cắt. Yêu cầu cắt các mép nối cần chống lấn lên nhau từ 50 – 60 mn.
- Bước 3: Quét lớp lót primer gốc bitum lên bề mặt sàn một lớp mỏng. Làm như vậy để tăng cường độ bám dính cho trần.
- Bước 4: Dùng đèn khò gas khò phần dưới của màng đến khi bề mặt bitum có độ nóng và bắt đầu chảy mềm ra
- Bước 5: Dùng đèn khò nóng đốt chảy mép màng
- Bước 6: Kiểm tra bằng cách bơm nước lên bề mặt đã được khò nóng. Sau đó đợi trong 24 tiếng nếu không có hiện tượng thấm trần tức là bạn đã chống thấm thành công.
Trong thi công hay xây dựng thì các phụ gia này sẽ không thể thay thế cho chất chống thấm sàn bê tông. Nó chỉ đóng vai trò như một “trợ thủ” giúp cho quy trình ngăn ngừa thấm dột được diễn ra một cách nhanh chóng và hoàn hảo hơn mà thôi.
Dùng sơn chống thấm trần nhà
Dùng sơn chống thấm trần nhà là phương án chống thấm quá quen thuộc được sử dụng thường xuyên.
Ưu điểm của phương pháp dùng sơn chống thấm trần nhà:
Đây là cách chống thấm trần nhà hiệu quả rất dễ sử dụng, khả năng chống kiềm hoá cao, không độc hại và đảm bảo độ bám tốt hơn. Ngoài ra khi sử dụng sơn thấm trần nhà sẽ không chứa các kim loại nặng như Selen, Asen, chì, thủy ngân và các chất độc hại khác.
Quy trình sử dụng sơn chống thấm trần nhà:
- Bước 1: Trước khi tiến hành sơn bạn nên chú ý vệ sinh trần nhà thật sạch sẽ để đảm bảo khi sơn sẽ không bị loang lổ rất mất thẩm mỹ.
- Bước 2: Tiến hành quét sơn chống thấm lên trần nhà, chú ý lấp kín những chỗ bị nứt
- Bước 3: Kiểm tra lại lớp sơn sao cho đảm bảo độ thẩm mỹ nhất nhé.
Vì vậy sử dụng sơn đem lại sự an toàn cho người thi công và người sử dụng. Hơn nữa dùng sơn đem lại hiệu quả cao và cực kỳ lâu dài khi thi công nhà mới.
Chống thấm trần nhà bằng Polyurethane
Các sản phẩm chống thấm được tổng hợp từ Polyurethane chủ yếu là dạng lỏng, sau khi lưu hóa sẽ tạo thành lớp màng, đóng rắn nguội. Vì vậy chúng rất được ưa chuộng khi sử dụng để chống thấm trần nhà.
Ưu điểm của chống thấm trần nhà bằng Polyurethane:
- Độ bền cực kỳ cao
- Các sản phẩm dạng lỏng sẽ thi công không mối nối, có khả năng tự san phẳng, thẩm mỹ cao
- Có độ đàn hồi lớn, độ phủ và khả năng làm liền vết nứt rất cao
- Có khả năng kháng tia UV
Chịu được sốc nhiệt trong thời gian ngắn và nhiệt độ thay đổi theo mùa với biến thiên lớn - Tính phản chiếu ánh nắng tốt khiến bề mặt như được bảo vệ tuyệt đối, bám dính hầu hết trên mọi bề mặt với chi phí thấp.
Quy trình chống thấm trần nhà bằng Polyurethane:
- Bước 1: Mài sàn tạo nhám cho bề mặt
- Bước 2: Lăn lớp lót Primer P11
- Bước 3: Trộn và sơn lớp Neomax 201 lên bề mặt
- Bước 4: Sơn lớp bảo vệ Topcoat T14 lên bề mặt lần nữa.
Lớp này có tác dụng chống rạn nứt, kháng tia UV và giữ trần nhà bền màu.
Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
Nhựa đường có thành phần chủ yếu là bitum thường ở dạng lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt và màu đen.
Ưu điểm khi dùng chống thấm trần nhà bằng nhựa đường:
- Khả năng bám dính mạnh dù là điều kiện nhiệt độ và khí hậu của nước ta
- Đàn hồi tốt, tính dẻo dai cao
- Chịu được áp lực nước tốt
- Trám bít toàn bộ các vết nứt và những khe hở tốt
- Có khả năng chống thấm tuyệt đối
- An toàn, không gây độc hại
- Có độ bền, tuổi thọ cao
- Bước 1: Vệ sinh bề mặt thật cẩn thận. Có thể dùng các búi sắt, giáp sắt, bàn chải sắt hay các thiết bị chuyên dụng vệ sinh để làm sạch bề mặt cần chống thấm.
- Bước 2: Nấu nhựa đường sôi lên, sau đó dùng con lăn quét nhựa đường lên toàn bộ bề mặt trần nhà. Chú ý thoa thêm một lượng dầu DO loãng để dễ thấm vào bề mặt bê tông.
Chú ý: Nếu muốn đạt hiệu quả cao thì hãy thực hiện vào lúc trưa nắng. Hãy cẩn thận phủ bạt lên toàn bộ bề mặt để tránh mưa dính vào trong khi chưa quét dầu hắc.
Dùng keo chống thấm trần nhà
Đây là phương pháp cũng khá phổ biến và được nhiều hộ gia đình áp dụng. Quy trình dùng keo chống thấm trần nhà được thực hiện với 3 bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Vệ sinh làm sạch trần, bóc hết các lớp vỏ bên ngoài
- Bước 2: Sử dụng keo quét một lớp mỏng lên bề mặt trần nhà. Quét 2 lần lên bề mặt lớp keo đã chuẩn bị trước. Lưu ý hãy đợi đến khi lớp thứ nhất khô hãng tiến hành quét lớp thứ hai.
- Bước 3: Kiểm tra lại khu vực đã quét và chỉnh sửa sao cho đạt độ thẩm mỹ nhất.
Sử dụng miếng dán chống thấm trần nhà
Trong thời gian gần đây, kỹ thuật dùng miếng dán chống thấm trần nhà được khá nhiều người sử dụng bởi những ưu điểm nổi trội của nó cụ thể như sau:
- Dễ thi công ngay cả khi nhiệt độ thấp
- Kết dính tốt trên nhiều loại vật liệu
- Chịu được thời tiết, tia UV
- Tự bám dính mà không cần đòi hỏi kỹ thuật cao
- Sử dụng tiện lợi và cực kỳ an toàn
- Có thể phủ lớp sơn lên trên bề mặt
- Có nhiều sản phẩm đa dạng đáp ứng đúng theo nhu cầu và đặc thù của từng công trình.
Các bước chống thấm trần nhà bằng miếng dán:
- Bước 1: Cắt miếng dán theo kích thước nơi trần nhà bị nứt dột, sau đó tháo bỏ màng bảo vệ.
- Bước 2: Dùng con lăn lăn mạnh lên bề mặt miếng dán khi đã dán vào trần nhà.
Các mối nối phải dán chồng lên nhau ít nhất 5cm. Mẹo hay cho bạn là hãy dùng máy sấy thổi hơi nóng trong lúc dán, khi đó sẽ làm tăng độ bám dính cho miếng dán.
Lưu ý:
Miếng dán chống thấm trần nhà chỉ áp dụng được khi trần nhà bị thấm dột ít. Nếu trần nhà xuất hiện thấm dột nhiều thì hãy dùng các phương pháp bên trên.
Một số lưu ý khi chống thấm trần nhà
Quý khách hàng lưu ý thường xuyên kiểm tra trần nhà, đừng để trần nhà bị tình trạng thấm dột lâu ngày mới tìm giải pháp. Khi thấy có dấu hiệu thấm, dột trần nhà thì phải có biện pháp xử lý kịp thời gian. Dưới đây là một số lưu ý khi chống thấm trần nhà mà bạn nên biết để có thể đạt được hiệu quả như mong muốn:
- Nắm rõ được nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm trần. Như vậy khi lựa chọn hay tìm giải pháp cũng sẽ dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn
- Tuyệt đối không bỏ qua bước xử lý bề mặt trước khi thực hiện chống thấm. Nếu có thể hãy loại bỏ lớp sơn trước khi thực hiện thì quy trình chống thấm trần nhà sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.
- Cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn đơn vị thi công chống thấm. Nếu trần nhà bị thấm ít thì có thể tự thực hiện chống thấm ( nếu biết đúng cách). Còn nếu thấm nhiều hay thấm cả trần thì nên lựa chọn đơn vị thi công uy tín, đảm bảo chất lượng.
Bảng giá chống thấm trần nhà tại Dịch Vụ Chống thấm Thắng Lợi
Tùy thuộc vào điều kiện thi công, vận chuyển nguyên vật liệu và giá cả nguyên vật liệu ở từng thời điểm mà giá thi công chống thấm dột trần nhà có thể thay đổi. Vậy nên cần có thợ chống thấm giàu kinh nghiệm đến khảo sát và báo giá một cách chính xác nhất. Nếu là chủ nhà, chủ đầu tư thì bạn nên cân nhắc giữa chất lượng và chi phí. Đừng vì tiết kiệm hơn được một chút ngân sách mà không đầu tư đầy đủ thì về lâu về dài tính ra là tồn nhiều hơn. Vì vậy hãy chọn những vật liệu chất lượng cao một chút để đảm bảo công trình bền đẹp nhé.
Liên hệ 1900 633 427 để nhận khảo sát trực tiếp và báo giá miễn phí!
Quy trình tiếp nhận xử lý chống thấm trần nhà tại Dịch Vụ Chống Thấm Thắng Lợi
Khi phát hiện trần nhà bị thấm dột, nhiều người băn khoăn không biết nên xử lý như thế nào. Hay không biết tìm dịch vụ nào uy tín để xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả. Vậy bạn có thể thử tham khảo quy trình tiếp nhận xử lý chống thấm trần nhà của Dịch Vụ Chống Thấm Thắng Lợi. Qua đó sẽ giúp bạn được yên tâm hơn khi đưa ra lựa chọn nhé!
Quy trình chống thấm trần nhà của dịch vụ chống thấm Thắng Lợi được thực hiện như sau:
Sau khi khách hàng gửi tin nhắn đến fanpage hoặc hotline của nhân viên của công ty chống thấm uy tín, chúng tôi sẽ có trách nhiệm tư vấn tận tình và giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng.
Sau đó chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát đánh giá công trình của khách hàng và tư vấn mức độ hư hao của công trình để đưa ra được giải pháp khắc phục hiệu quả nhất cho khách hàng. Dịch Vụ Chống Thấm Thắng Lợi sẽ lên kế hoạch chống thấm theo từng hạng mục. Tiếp đến chúng tôi tiến hành báo giá cho các quý khách hàng. Nếu như cảm thấy phù hợp và đồng ý với mức giá công ty chống thấm uy tín sẽ nhanh chóng tiến hành thi công ngay.
Các nhân viên sẽ đến tận nhà theo địa chỉ mà quý khách cung cấp trước đó. Các bước thi công chống thấm về cơ bản được thực hiện như sau;
Bước 1: Làm sạch bề mặt
Có nhiều đơn vị khi xử lý chống thấm trần nhà không coi trọng điều này dẫn đến việc chống thấm không hiệu quả, trần nhà bị sần sùi không phẳng. Tại dịch vụ chống thấm Thắng Lợi, đây được xem như là một trong những bước cơ bản quan trọng nhất trong quá trình chống thấm.
Khi làm sạch bề mặt trần, loại bỏ hết vữa thừa và sỏi đá,… lớp chống thấm có thể tiếp xúc trực tiếp với bê tông. Ngoài ra cần đục bỏ những lớp bavia không bám chắc trên bê tông cũng như xử lý các khuyết điểm của bê tông như rổ, nứt trước khi thi công chống thấm.
Làm sạch bề mặt chống thấm trần nhà
Bước 2: Quét các vật liệu chống thấm
Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng mà có thể sử dụng các vật liệu chống thấm khác nhau. Như ở phần trên có gợi ý một số vật liệu chống thấm vô cùng hiệu quả và phổ biến. Tất nhiên với mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm đi liền với giá thành và chất lượng khác nhau. Bạn có thể tham khảo bảng giá dịch vụ hoặc gọi điện đến website của dịch vụ chống thấm Thắng Lợi để được nhân viên tư vấn kỹ hơn nhé!
Quét vật liệu chống thấm trần nhà
Khi quét các lớp chống thấm dột trần nhà cần đảm bảo các lớp chống thấm được quét vuông góc với nhau. Đối với các vị trí yếu – là vị trí dễ xảy ra hiện tượng thấm thì cần được gia tăng nhiều hơn bằng loại vật liệu chống rạn nứt. Sau đó hãy quét nhiều lớp chống thấm phủ đè lên sao cho lấp hẳn lớp gia cường. Bên cạnh đó các chân tường cần được quét chống thấm nhiều hơn cao lên ít nhất là 20cm ( trường hợp cụ thể mà có thể cao hơn nữa) để tránh tình trạng chân tường hút nước và ngấm lên tường.
Lưu ý khi thực hiện bước 2
Bước 3: Tiến hành thi công.
Khi thi công lưu ý cẩn thận, thi công theo kiểu cuốn chiếu và tránh để chân giẫm lên khu vực vừa thi công sẽ phải quét lại và rất mất thời gian.
Bước 4: Bảo dưỡng
Đây là khâu thường được bỏ quên nhất nhưng nó lại vô cùng quan trọng đối với chất lượng chống thấm cho ngôi nhà của bạn. Bảo dưỡng bằng nước mỗi sáng, chiều, ít nhất trong 3 ngày và phải cán vữa tạo dốc trong vòng từ 5 ngày sau đó lên trên bề mặt chống thấm trần nhà. Trường hợp nắng nóng, cần dùng bao bố ướt phủ lên bề mặt . Lưu ý tuyệt đối không dùng tấm nilon vì trần sẽ không thoát hơi được gây bí.
Trên đây là quy trình chống thấm trần nhà cơ bản được áp dụng cho những công trình bị thấm dột. Với đội ngũ nhân công chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm của dịch vụ chống thấm Thắng Lợi sẽ luôn tự hào mang đến cho bạn những trải nghiệm dịch vụ chống thấm tốt nhất với giá cả phải chăng và phù hợp nhất.
Dịch Vụ Chống Thấm Thắng Lợi – Đơn vị thi công chống thấm trần nhà uy tín số 1 TPHCM
Dịch Vụ Chống Thấm Thắng Lợi là một trong những địa chỉ có dịch vụ chống thấm trần nhà uy tín số 1 Thành Phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi luôn tự hào là một trong những địa điểm uy tín được rất nhiều khách hàng lựa chọn tin dùng trong suốt thời gian dài qua. Với kinh nghiệm nhiều năm cũng như chuyên môn nhất định về dịch vụ chống thấm chúng tôi cam kết sẽ luôn đem lại những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng.
Lý do tại sao dịch vụ chống thấm Thắng Lợi luôn là sự lựa chọn hàng đầu của quý khách hàng khi tìm đến dịch vụ chống thấm trần nhà?
- Dịch vụ chống thấm Thắng Lợi có một đội ngũ kỹ thuật viên vô cùng dày dạn kinh nghiệm trong việc thi công các công trình. Ví dụ như xây dựng và lắp đặt, thi công chống thấm các công trình dân dụng, nhà máy, khách sạn cao cấp…Đội ngũ nhân viên dịch vụ cung cấp những vật liệu chống thấm, thiết bị xây dựng, hóa chất xây dựng…cho các công trình, các dự án lớn trong nước
- Công ty có đầy đủ khả năng về kỹ thuật và tài chính để tư vấn thiết kế, lắp đặt thi công, bảo hành và thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng.
- Mọi công đoạn của quá trình thi công chống thấm đều được thực hiện bởi những nhân công lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này. Chúng tôi luôn sử dụng những loại vật liệu chống thấm tốt nhất, cam kết chống thấm triệt để nhất.
- Cam kết và đảm bảo của công ty: Sẽ hoàn tiền 100% nếu như bị chống thấm không hiệu quả và bị thấm lạ.
- Mọi thắc mắc của khách hàng đều được công ty tư vấn miễn phí, nhanh nhất bằng đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo. Hứa cam kết sẽ đưa ra những phương án chống thấm hợp lý và hiệu quả nhất cho quý khách hàng.
- Dịch vụ chống thấm đa dạng như: chống thấm sân thượng, chống thấm bể bơi, chống thấm bể nước, chống thấm mái tôn, sơn epoxy chống thấm, thi công màng chống thấm bitum, chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm tầng hầm, chống thấm ngược sẵn sàng xử lý mọi vấn đề của quý khách.